“Đối với vận động viên, chấn thương là việc không tránh khỏi. Nó ảnh hưởng rất lớn đến thành tích, phong độ và sự nghiệp thi đấu sau này của họ. Vì thế, bảo vệ để tránh chấn thương là điều tối quan trọng của vận động viên chuyên nghiệp trong thi đấu và cả trong luyện tập hàng ngày”.
Chấn thương – dấu chấm hết cho sự nghiệp thi đấu
Thể thao Việt Nam hiện đang trên đà phát triển, trong đó một số môn thi đấu là niềm tự hào của chúng ta trên trường quốc tế như cầu lông, bóng chuyền, wushu với những Thuý Hiền (wushu), Tiến Minh (cầu lông), Ngô Văn Chiều (bóng chuyền) đã từng là lớp vận động viên ưu tú mang lại vinh quang cho tổ quốc.
Tuy nhiên, tuổi đời của vận động viên thường rất ngắn ngủi mà chấn thương chính là nguyên nhân quan trọng quyết định sự nghiệp thi đấu của vận động viên. Từ luyện tập cho đấn thi đấu thì việc chấn thương là không tránh khỏi, cho nên đối với các vận động viên chuyên nghiệp thì bảo vệ cơ thể tránh khỏi chấn thương là việc tối quan trọng. Việc điều trị chấn thương kéo dài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tập luyện, thành tích thi đấu và sự nghiệp sau này của vận động viên.
Chia sẻ phòng ngừa chấn thương từ vận động viên chuyên nghiệp
Một trong những cách phòng ngừa chấn thương thể thao mà các vận động viên chuyên nghiệp hay dùng là sử dụng những dụng cụ bảo vệ những vùng dễ bị tổn thương. Những chia sẻ của những vận động viên chuyên nghiệp về đặc thù từng môn thể thao giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn về những chấn thương thường gặp và cách phòng ngừa khi chọn môn thể thao mình yêu thích:
Lê Thị Ngọc Tuyết (1986)
Vận động viên bóng chuyền – Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam
Với thành tích từng đạt HCV bóng chuyền giải vô địch quốc gia năm 2008 và hạng II giải bóng chuyền sinh viên Đông Nam Á năm 2010.
“Môn bóng chuyền thường gặp những chấn thương như đau đầu gối, viêm gân gót chân, đau cơ xoay (vị trí các dây chằng và cơ bắp ở cánh tay, khớp vai) khi luyện tập và thi đấu. Vì thế khi tập luyện hay thi đấy, Tuyết luôn mang nẹp bảo vệ Protect Sport của Germany ở những vị trí gót chân, khuỷu tay và đầu gối để bảo vệ cơ và dây chằng khi có va chạm hay tiếp đất ở những vị trí nhạy cảm trên”.
Nguyễn Thanh Phúc (1992)
Vận động viên cầu lông – Đội tuyển cầu lông Bạc Liêu
Với thành tích từng đạt HCĐ giải cầu lông tỉnh Bạc Liêu năm 2010
“Căng cơ và giãn dây chằng cánh tay là tình trạng vốn có của vận động viên cầu lông, thêm nữa là chấn thương liên quan đến gân Asin (vùng gót chân) khi thực hiện những động tác nhảy đập cầu. Việc bảo vệ hai bộ phận cổ tay và gót chân bằng nẹp mền để giảm chấn khi tiếp đất rất quan trọng. Mình thường sử dụng loại nẹp Medi của Đức, loại này có độ dốc áp lực, giảm thiểu dư chấn và cố định gân về vị trí cũ nhờ tính đàn hồi cao để tránh chấn thương ở gót chân”.
Lê Thị Bích Hạnh (1989)
Vận động viên bóng rổ – Đội tuyển bóng rổ nữ Sóc Trăng
Với thành tích HCV Đại hội thể thao toàn quốc năm 2010 và HCĐ giải bóng rổ toàn quốc năm 2012.
“Các chấn thương vùng đầu gối là một trong những thương tích nghiêm trọng nhất trong bóng rổ, việc tổn thương dây chằng chéo của vùng đầu gối khi chấn thương nặng có thể dẫn đến đứt dây chằng chéo khớp gối. Việc phục hồi sau chấn thương này hầu như mất rất nhiều thời gian cho nên bảo vệ vùng gối bằng nẹp là rất quan trọng, nó quyết định sự nghiệp thi đấu của Hạnh nếu bị chấn thương vị trí này”.
Phan Bảo Trung (1991)
Vận động viên tennis
Vừa tham gia vào làng quần vợt Việt Nam chưa lâu, tuy nhiên với niềm đam mê môn thể thao yêu thích từ nhỏ Bảo Trung đã gia nhập đội tuyển trẻ của Thành phố khi đang là sinh viên của trường Đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh.
“Môn quần vợt, vận động viên chuyên nghiệp thường gặp các chấn thương vùng vai và cơ lưng, còn với người không chuyên có thể gặp chấn thương ở khuỷu và gối. Cho dù thế nào thì bài tập đầu tiên mà huấn luyện viên khi hướng dẫn cũng là bảo vệ những vùng dễ bị chấn thương nhất. Mang nẹp cổ tay và cánh tay là bắt buộc đối với một vận động viên quần vợt chuyên nghiệp như mình”.
Theo Báo Sài Gòn Giải Phóng, số ra ngày 29/10/2012