Những bệnh nhân nằm viện lâu ngày (3-5 ngày trở lên) trong tình trạng bất động hoặc rất ít vận động bắp chân (ít đi lại) sẽ có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch rất cao. Huyết khối được tạo ở tĩnh mạch chân do 3 yếu tố sau đây:
– cơ bắp chân ít vận động làm tốc độ dòng máu chảy chậm,
– bệnh lý làm cho cô đặc máu
– và các can thiệp để điều trị bệnh (như mổ vùng chậu…) làm tổn thương mạch máu.
Khi có sự phối hợp 3 yếu tố này (tốc độ máu chảy chậm, cô đặc máu, và tổn thương thành mạch) sẽ hình thành cục máu đông bám trên thành mạch, chỗ bị tổn thương. Cục máu đông này nếu bị bong tróc ra, nó sẽ theo dòng máu lên tim, phổi và não. Các mạch máu tại các cơ quan này rất nhỏ, do đó cục máu đông có thể làm tắc nghẽn bất cứ mạch máu nào, và gây các triệu chứng tương ứng, nhưng thường gặp nhất là “nhồi máu phổi” do thuyên tắc mạch phổi. Nó đồng nghĩa với vùng phổi do mạch máu đó nuôi dưỡng sẽ bị chết vĩnh viễn, không hồi phục, làm giảm ngay lập tức khả năng hô hấp của phổi. Biều hiện là tình trạng trở nặng sau một thời gian nằm viện, có thể rất bất ngờ khi bệnh nhân “mới thấy khỏe mạnh bình thường” bỗng dưng khó thở và phải cấp cứu. Tùy theo mức độ lớn của vùng phổi bị chết, bệnh nhận có thể “lướt qua” tình trạng nguy cấp hay sẽ tử vong do suy hô hấp quá nặng.
Vớ huyết khối bệnh viện làm tăng tốc độ lưu thông máu, nhờ đó làm giảm tình trạng cô đặc máu, do đó làm giảm đáng kể nguy cơ huyết khối và thuyên tắc phổi.
Ở các nước tiên tiến, bệnh nhân trước khi nhập viện sẽ được đánh giá xem có nằm trong một loạt các yếu tố nguy cơ không. Nếu có nguy cơ cao thì bắt buộc phải mang vớ huyết khối trong suốt thời gian nằm viện. Bảo hiểm y tế chi trả cho bệnh nhân khi bác sĩ có chỉ định.
Bạn có thể xem thêm thông tin tại đây: voykhoa.com.